CÔNG DỤNG
Dùng để sơn phủ các vật dụng bằng gỗ, kim loại, các công trình công nghiệp trong môi trường khí quyển biển.
Màng sơn bám tốt, cứng.
Chịu mặn, chịu được môi trường khí quyển của biển.
Chịu được thời tiết.
Dễ sử dụng.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Xử lý bề mặt: làm sạch và khô bề mặt, không để dính dầu mỡ, nước, bụi, các màng sơn cũ và các chất bẩn khác.
Chuẩn bị sơn chịu mặn:
- Khuấy đều sơn trước khi sử dụng.
- Tránh dùng dư chất pha loãng
Phương pháp sơn:
- Dụng cụ: Súng phun, cọ quét, con lăn.
- Chất pha loãng: Xylene, Toluene.
Tỉ lệ pha loãng:
- Súng phun: 10% – 20% chất pha loãng.
- Cọ quét, con lăn: có thể pha loãng sơn cho thích hợp, nhưng lượng chất pha loãng không quá 10% theo lượng sơn.
SƠ ĐỒ SƠN
XỬ LÝ BỀ MẶT
Tẩy sạch tất cả rỉ sét và các màng sơn cũ bằng bàn chải sắt, đĩa cước thép, giấy nhám mịn.
Tẩy sạch dầu, mỡ bằng xăng hoặc dung môi thích hợp. Quét sạch bụi bẩn.
Bảo đảm bề mặt cần sơn phải khô và sạch trước khi sơn phủ.
ĐIỀU KIỆN THI CÔNG
Độ ẩm tương đối < 75%
Nhiệt độ bề mặt vật liệu cần sơn > 3oC so với điểm sương
Nhiệt độ môi trường: 20 – 40oC
Phương pháp thi công: súng phun, cọ quét hoặc con lăn
Xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn phủ: sạch và khô
Chất pha loãng: Xylene hoặc Toluene
Tỉ lệ pha loãng:
- Súng phun: có thể pha loãng thêm 10 – 20% chất pha loãng.
- Cọ quét, con lăn: có thể pha loãng thêm nhưng không quá 10% chất pha loãng.
Loại sơn | Thao tác | Số lớp | Độ dày màng sơn khô |
Thời gian sơn lớp kế tiếp |
|
||||
Sơn Chống Rỉ | Sơn lót lớp 1 | 1 | 35μm | Tối thiểu 12 giờ |
|
||||
Sơn phủ chịu mặn | Sơn phủ lớp 1 | 1 | 35μm | Tối thiểu 12 giờ |
|
||||
Sơn phủ chịu mặn | Sơn phủ lớp 2 | 1 | 35μm |
GHI CHÚ:
Màng sơn mỗi lớp càng dày thì càng lâu khô bề mặt và khô cứng, màng sơn rất mềm, dễ trầy xước, chất lượng và khả năng bảo vệ của màng sơn giảm.
Mùa mưa để đảm bảo điều kiện thi công phải tiến hành sơn nơi có mái che, khô thoáng. Tốt nhất là thi công khi trời nắng ráo.
Màng sơn trong suốt và sau quá trình thi công sơn cần giữ cho khô thoáng. Tránh nước, nước mưa, chất lỏng khác văng vào màng sơn, để tránh màng sơn bị rỗ, chậm khô bề mặt, màng sơn mềm, dễ bong tróc.
Những lưu ý khi dùng xăng, dầu hỏa làm chất pha loãng sơn:
- Xăng, dầu hỏa bán trên thị trường đôi khi có lẫn những tạp chất khác, như: nước, dầu nhớt,… khi sử dụng làm chất pha loãng sơn sẽ làm giảm khả năng bảo vệ bề mặt cần sơn phủ, màng sơn có thể lâu khô, mềm, bề mặt màng sơn không phẳng đẹp, dễ bong tróc.
- Nếu chỉ dùng dầu hỏa làm chất pha loãng sơn, tỷ lệ pha loãng:
-
- Súng phun: không phù hợp để sử dụng.
- Cọ quét, con lăn: có thể pha loãng thêm không quá 10% (Dùng dầu hỏa màng sơn sẽ lâu khô, dùng nhiều dầu hỏa làm giảm độ che phủ của màng sơn)
- Nếu chỉ dùng xăng làm chất pha loãng sơn, tỷ lệ pha loãng:
-
- Súng phun: có thể pha loãng thêm 10 – 20%
- Cọ quét, con lăn: có thể pha loãng thêm không quá 10%
- Tốt nhất nên dùng chất pha loãng của Công ty cổ phần sơn Bạch Tuyết.
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
Tên chỉ tiêu | Đơn vị | Đặc tính kĩ thuật | Phương pháp thử |
Hàm lượng chất không bay hơi, tính theo khối lượng | % | Tối thiểu 50 | ASTM D2369-1993 |
Độ bám dính | điểm | Tối đa 2 | TCVN 2097:1993 |
Độ cứng (Konig) | – | Tối thiểu 0.15 | TCVN 2098:2007 |
Độ bền uốn | mm | Tối đa 1 | TCVN 2099:2007 |
Độ bền va đập | kg.cm | Tối thiểu 45 | TCVN 2100-1:2007 |
Độ che phủ (tùy theo màu)
Lý thuyết Thực tế |
m2 / kg / 35μm |
8.0 – 11.0 5.7 – 7.8 |